Phòng bệnh tận gốc cho trẻ
Chăm sóc con cái vừa là niềm vui, vừa là bí quyết riêng của mỗi bậc phụ huynh. Nhiều cha mẹ sẽ thấy tự hào khi con mình khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não; nhưng cũng không ít bố mẹ mất ăn mất ngủ khi bé ốm đau triền miên, bệnh dịch luôn rình rập. Chính vì vậy, làm sao để phòng bệnh tận gốc cho con trẻ luôn là mối quan tâm của số đông các bậc cha mẹ.
Vì đâu trẻ hay mắc bệnh?
Trẻ được bảo vệ an toàn bao nhiêu trong bụng mẹ thì khi chào đời, trẻ phải ‘tự thân bảo vệ' bấy nhiêu. Trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc trong màng ối và nước ối (môi trường vô khuẩn) và được cơ thể mẹ bảo vệ với các tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Khi chính thức chào cuộc sống, trẻ phải tự thiết lập hàng rào vô hình là hệ miễn dịch tự nhiên, sức đề kháng để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Song sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên vi-rút, vi khuẩn có hại dễ dàng ‘tấn công' vào cơ thể, khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh vặt như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng, tiêu chảy và đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
Biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển về thể chất, trí tuệ là một trong những hệ lụy đối với trẻ thường hay bị bệnh vặt. Chị Thanh Thảo (Quận 1, TPHCM) nhiều phen ‘cầu cứu' bác sĩ nhi để tìm hiểu nguyên nhân cũng như tư vấn cách để con chị được ‘phòng vệ' tốt hơn trước bệnh vặt và dịch bệnh. Chị tâm sự: "Bé Vũ cách tuần lại bị bệnh một lần, hết sốt lại cảm, ho, sổ mũi liên tục, tôi cũng lo nếu chẳng may bé mắc phải tay chân miệng thì rất mệt mỏi. Bệnh riết làm bé dần biếng ăn và không còn năng động như bao trẻ khác. Dẫn bé đi khám thì bác sĩ cho rằng đó là những hậu quả của sức đề kháng yếu. Tôi giật mình vì lâu nay mình chỉ quan tâm đến việc làm sao cho bé ăn no, đủ bữa chứ chưa thật sự chú tâm đến tăng sức đề kháng cho bé để phòng bệnh" .
Tăng đề kháng, phòng bệnh từ gốc
Như đã nêu ở trên, vi-rút, vi khuẩn muốn tấn công vào cơ thể, trước hết phải qua được ‘cửa ngõ' của hệ miễn dịch, vì thế khi hệ miễn dịch bị suy yếu, trẻ sẽ suy giảm đề kháng và dịch bệnh dễ dàng tấn công hơn. Vậy nên, cha mẹ muốn phòng bệnh cho con cần thiết phải xây dựng một ‘bức tường miễn dịch kiên cố', tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh từ tuyến đầu chứ đừng đợi khi phát bệnh rồi mới chữa. Trên các trang tin, diễn đàn, cộng đồng cha mẹ như Webtretho, Làm cha mẹ... có hàng trăm nghìn bố mẹ khác cũng cùng tâm trạng như chị Thảo.
Về bản chất, hệ miễn dịch cũng giống như các hệ thống khác trong cơ thể người. Nó cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể hoạt động tốt, trong đó vitamin C là một trong các thành phần thiết yếu cấu thành tế bào hệ miễn dịch và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C còn tham gia trong quá trình kháng viêm của cơ thể, tăng đề kháng cho hệ miễn dịch trẻ phát triển tối ưu. Tuy nhiên, cơ thể người không thể tự tạo ra vitamin C nên phải bổ sung vitamin C hằng ngày để tránh thiếu hụt trong hoạt động sống. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam chanh, một số loại rau xanh như bông cải xanh, rau cải, khoai tây... Song một số mẹ cũng chia sẻ thắc mắc "Làm sao đo được hàm lượng Vitamin C bé hấp thụ qua thực phẩm mỗi ngày để biết liệu bé có thiếu Vitamin C không" hay "Biết sức đề kháng là rất quan trọng, đặc biệt trong mùa dịch bệnh nhưng bé rất biếng ăn trái cây, rau quả, làm sao bổ sung Vitamin C?" Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia, ngoài thực phẩm bé dùng, để đảm bảo đủ 75 - 100mg Vitamin C mỗi ngày, các mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm siro Vitamin C cho bé để đảm bảo duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp trẻ phòng bệnh tận gốc.
Làm sao để bổ sung vitamin C?
Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi nhưng cũng dễ dàng bị hao hụt 70% trong quá trình dự trữ và chế biến thực phẩm. Mặt khác, cơ thể trẻ cũng không thể tự tổng hợp vitamin C trong khi vi-rút, vi khuẩn gây hại trong môi trường sống lại luôn rình rập trẻ bất cứ khi nào. Do đó, để ‘sống chung' an toàn hoặc giúp con lướt qua dịch bệnh tốt hơn, cha mẹ cần chú ý tăng cường đề kháng cho con bằng cách cho ăn uống đủ dưỡng chất, cho trẻ uống bổ sung thêm sirô vitamin C mỗi ngày
|